Posts

Showing posts from June, 2015

Nhớ Bố và hai Anh

Image
  Buổi tối mùa hè ngột ngạt nóng, đứng gió. Bỗng ánh chớp lóe lên, rồi tiếng sét giật kinh hồn. Mưa ập xuống. Điện tắt. Bố lấy đèn pin, mặc áo mưa, đeo cái túi Mẹ khâu bằng vải cũ, bước ra ngoài màn đêm, trong làn nước mưa quất ràn rạt. Vài giờ sau Bố về, trong túi đầy ếch và nhái Bố bắt ở đồng Yên Phúc, đồng Xa La. Dù có áo mưa nhưng người Bố vẫn ướt sũng, những ngón tay Bố nhăn nheo vì ngâm nước. Cũng có khi Anh Tuấn, khi ấy khoảng 14 – 15 tuổi đi bắt ếch với Bố. Ếch chặt miếng để kho, còn nhái mẹ băm nhỏ trộn với lá lốt, làm chả. Trong bữa ăn, Bố hay kể chuyện ngày Bố còn nhỏ, nhỏ như Anh Tuấn khi đó. Mùa gặt, Bố theo người làng lên tận Thái Nguyên gặt lúa thuê. Mùa đông, Bố đi bắt ốc, đánh giậm bắt tép ở những khu đồng trũng, ao. Trời rét cắt da mà vẫn phải lội nước, có khi lạnh quá chim teo đâu mất, Bố kể và cười.   Năm 1989, Huy Toàn vừa đầy năm, Bố đi xe khách từ Hà Đông vào Tuy Hòa thăm cháu nội. Đến Hương Trà ở Thừa Thiên – Huế, xe bị lật xuống ruộng nước bên đường. Lúc đó Bố

Những trải nghiệm, thấu cảm ở Trường Sa

Image
          Tôi đã đi công tác tại Trường Sa 5 lần. Mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm, để hiểu thêm nỗi gian truân, lòng can trường của những người lính nơi đầu sóng, để thấu cảm sự thiệt thòi, hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ ở hậu phương. Lính đứng vời trông, lệch cả đảo chìm Tháng 4/1996, lần đầu tiên tôi được đi thăm Trường Sa. Trừ khu vực giữa đảo có một số cây xanh, hầu khắp đảo Trường Sa là những căn nhà lợp tôn trên nền cát san hô, trắng nhức mắt dưới cái nắng thiêu đốt. Đảo Trường Sa Đông bây giờ rộng rãi, rợp bóng cây xanh, nhưng lúc đó nhỏ không bằng một sân bóng, hầu như không một bóng cây. Ở các đảo chìm Đá Tây, Đá Lát, Đá Đông, bộ đội ở trong những ngôi nhà lâu bền xấu xí, như những chiếc lô cốt, bên cạnh vẫn còn nhà cao chân dựng từ năm 1988, nay dùng để trồng rau. Những mảnh “ruộng rau” bé bằng chiếc chiếu, được lính đảo che chắn kỹ, vừa ngăn gió vừa ngăn chuột. Chỉ tiêu ăn rau muống, rau mồng tơi hàng ngày của cả đảo được tính bằng từng ngọn, từng lá. Đại úy Đ

Nụ cười sẽ hóa giải tất cả

Image
  “Bí quyết để thầy đã 91 tuổi mà vẫn minh mẫn là không giận ai quá ba phút. Giữ hòa khí dễ lắm, chỉ có một chút xíu thôi. Khi thầy thấy sắp nổi xung với ai đó, thầy đi ra ngoài thở thật sâu, uống ba ngụm nước mát, rồi gắng mỉm cười chút xíu. Nụ cười trên môi sẽ hóa giải tất cả.” Giáo sư Trần Văn Khê và  Nguyễn Đình Quân , ngày 14/5/2011 Sáng ngày 14/5/2011, Giáo sư Trần Văn Khê đến trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa dự buổi giao lưu “Văn hóa ứng xử học đường”. Khi ấy Giáo sư Trần Văn Khê đã 91 tuổi, phải ngồi xe lăn nhưng vẫn trò chuyện với học sinh khá nhiều, ý tứ rành mạch, giọng nói của Giáo sư rõ ràng, lưu loát, ấm và khỏe. Theo Giáo sư Trần Văn Khê, mọi người cùng ứng xử với hòa khí thì chuyện gì cũng có thể nói được với nhau, tạo được sự thân thiện, không có hận thù, không có xung đột. “Cuộc sống như tấm kiếng, người cười với tấm kiếng sẽ thấy kiếng cười với mình, nhăn với kiếng thì kiếng sẽ nhăn lại mình”.   Học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, thành p

Thiện chí của Chú Sam

 Ông làm thông gia với tôi nhé, tôi sẽ giúp ông trị thằng A Q. Chú Sam rủ Hai Lúa. - Ờ, tôi có mấy đám ruộng Hoàng Sa, Trường Sa bị thằng AQ xâm lấn, ông giúp tôi thì hay quá. Nhưng tôi muốn ông làm một việc nhỏ, để tỏ thiện chí làm thông gia với tôi. - Tôi sẵn lòng. - Tôi chỉ cần ông công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là ruộng nhà tôi. - Ờ, ờ… À, à…. Chú Sam lúng búng.

Nhìn hẹp, hiểu sai

Lâu nay, Trung Quốc luôn chống quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông, không chấp nhận đàm phán đa phương, chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Lập trường này của Trung Quốc nhằm phục vụ những lợi ích, mưu đồ của họ, nên không được Việt Nam và nhiều nước khác chấp nhận. Thế nhưng tại Việt Nam, một số người, kể cả một số bài viết trên vài tờ báo lại có hướng cho rằng các vấn đề, sự kiện ở Biển Đông, ở Trường Sa chỉ là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc. Cách nhìn ấy sẽ dẫn đến những luận giải, phản ứng chưa chuẩn xác.           Treo ý chính đã, rảnh viết tiếp   

THỜI CƠ ĐỂ MỞ TUYẾN DU LỊCH TRƯỜNG SA

Image
Chính hành động của Trung Quốc cấp tập xây dựng đảo nhân tạo là thời cơ của Việt Nam để mở tuyến du lịch Trường Sa, để khẳng định chủ quyền bằng cách thực hiện các hoạt động dân sự, hòa bình. Đảo Sinh Tồn  Báo chí đưa tin, ngày 22/6 chuyến tàu du lịch đầu tiên ra Trường Sa sẽ khởi hành. Thông tin này chưa chính xác, vì đây mới là chuyến khảo sát để thiết kế tour, chưa phải tour du lịch Trường Sa chính thức. Đây cũng không phải là chuyến khảo sát đầu tiên để mở tour du lịch Trường Sa. Chuyến khảo sát mở tour du lịch đầu tiên đã được Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và Du lịch biển đảo Hải Thành (Quân chủng Hải quân) tổ chức từ ngày 19/4/2004 đến ngày 25/4/2004. Trong chuyến đó, hơn 100 khách đã được tàu 996 đưa từ Tân Cảng ra đảo Trường Sa, đảo Đá Tây (tắm, lặn ngắm san hô), ghé qua Côn Đảo rồi về lại Tân Cảng. Sau đó vì nhiều lý do, trong đó có phản ứng của các bên (các bên, chứ không phải chỉ riêng Trung Quốc) có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, tuyến du lịch Trường Sa chưa được