Posts

Showing posts from May, 2014

Ngắm các bé cười mà rưng rưng

Image
Mỗi khi ngắm ảnh hai bé khiếm thị Hồ Thị Ái Vy và Huỳnh Phan Anh Vũ, Trung tâm Hỗ trợ phát triển và hòa nhập Trẻ em khuyết tật tỉnh Đắk Lắk đắp núi cát, tôi lại như nghe thấy tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên của hai bé   Ngày hội trẻ em khuyết tật năm 2014 được tổ chức tại Khu Du Lịch Đảo Hòn Tằm, Nha Trang ngày 31/5 và ngày 1/6   Các em chờ đến lượt được khám sức khỏe Bé Nguyễn Văn Hiếu, Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật Thiện Tâm (Hàm Tân, Bình Thuận) gài lại áo cho bé Nguyễn Ngọc Như Ý, cùng Trung tâm   Nô đùa trong làn nước biển   Thật là thích khi được xuống biển   Các em bé khiếm thính vui vẻ vùi bạn trong cát   Niềm vui của hai bé khiếm thị Hồ Thị Ái Vy và Huỳnh Phan Anh Vũ khi chơi trò xây núi cát   Một em nhỏ ở Trường khuyết tật Sao Mai (Nha Trang, Khánh Hòa) đặc biệt thích thú khi được cưỡi rùa tắm biển Các em trai ở Trường khuyết tật Sao Mai

Chớ lơ là căn cứ của Trung Quốc ở đảo Chữ Thập

Image
Về sự chiếm đóng của Trung Quốc ở Trường Sa, nhiều người dường như chỉ biết tới Gạc Ma, chỉ quan tâm tới Gạc Ma. Nhưng thật ra, thành công đầu tiên, quan trọng nhất của Trung Quốc ở Trường Sa là việc chiếm đóng đảo Chữ Thập, ngày 31/1/1988. Đảo Chữ Thập thuộc cụm đảo Nam Yết của quần đảo Trường Sa, nhưng cách xa các đảo khác của cụm này, và cũng khá cách biệt với các thực thể địa lý khác của quần  đảo Trường Sa. Căn cứ của Trung Quốc trên đảo Chữ Thập là căn cứ gần bờ biển Việt Nam nhất, hiện nay cũng là căn cứ lớn nhất trong số các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa. Trong bản đồ, các đảo có chữ số màu đỏ là các đảo được Việt Nam đóng giữ từ tháng 12/1987 đến tháng 3/1988, các đảo có chữ số màu đen là các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng từ tháng 1/1988 đến tháng 3/1988, theo thứ tự trước - sau.

Chặn tay lũ khốn

Image
Khi tôi đăng bài " Khốn nạn ", nhiều bạn nói tôi viết nặng nề. Khác phong cách thường thấy của tôi. Nhưng tôi cho rằng, vào lúc này cần có thái độ mạnh mẽ, rõ ràng, để góp phần ngăn những chuyện như ở Bình Dương, ở Hà Tĩnh và những đi ều tồi tệ hơn đến với cuộc sống của gia đình tôi, của những bạn bè tôi, của đất nước mình.  Bài thơ này, tôi viết cách đây gần 30 năm. Thủa nhỏ con của mẹ Thích chơi trò bắn nhau Mơ trong làn lửa đạn Được xông lên hàng đầu Đối với con khi đó Chiến tranh sao giản đơn Xông lên, và chiến thắng Có gì còn đẹp hơn? Nay đã thành người lính Súng thép cầm trong tay Đã trải bao thử thách Gian lao, và đắng cay Thấy bao nhà lửa cháy Thiêu tiếng khóc em thơ Bao hoang tàn, đổ nát Những trường học, nhà thờ Đã bao lần vuốt mắt Vẫn mở, tuy chết rồi Những bạn con, rất trẻ Chưa lần hôn trong đời Và thấy bao bà mẹ Mắt mờ, thân héo khô Hằn sâu trên nét mặt Nỗi đau đớn vô bờ… Mới thấu điều giản dị Chiến tranh khác trò đùa!

Khốn nạn

Khốn nạn. Tôi không nói tới những người tham gia bạo động, đốt phá ở Bình Dương. Nhiều người trong số họ sẽ là những người khốn khổ. Có những người không đi hò hét, không đi đập phá, không đốt lên những ngọn lửa man rợ. Họ chỉ ngồi bên bàn phím, viết những lời cổ súy hành động tẩy chay hàng “Tàu”, không phục vụ khách Trung Quốc, hô hào nuôi dưỡng mối thù truyền kiếp với Trung Quốc, nói rằng đó là những hành động yêu nước. Nhưng tôi thấy, những hành động đó đã khơi thêm tâm lý “ghét Tàu, ghét khựa”, nhen nhóm tâm lý bài Hoa. Bây giờ, khi những ngọn lửa man rợ cháy lên ở Bình Dương, có người trong số họ chửi những người tham gia bạo động ở Bình Dương là ít học, là ngu dốt, nhưng thực ra, chính họ đã gom xăng cho ngọn lửa man rợ đó.   Khi cuộc bạo động bùng phát, họ lại liên tục cập nhật hình ảnh và thông tin – trong đó có những thông tin không kiểm chứng, kèm theo là những lời chê bai chính quyền bất lực, yếu kém trong hành động chống Trung Quốc, đòi Chính phủ phải thay đổi thế này thế n

Đoàn kết, cùng Chính phủ bảo vệ Tổ quốc

Image
Đồng lòng cùng Chính phủ bảo vệ Tổ quốc là cách hành xử bản lĩnh, điềm đạm, tự tin, đậm NHÂN CÁCH VIỆT NAM . Tôi chia sẻ câu đó của nhà báo Lê Bá Dương, vì đó là tiếng nói, là thái độ có trách nhiệm đối với đất nước, vào lúc này. Trước hết, nói về việc giàn khoan HD-981 của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương, Trung Quốc hạ đặt ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc, từ ngày 2/5 đến 15/8/2014 giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông. Vị trí này ở cách đảo Tri Tôn, đảo ở cực Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa khoảng 18 hải lý về phía Nam. Như trong bản đồ dưới đây, vị trí hạ đặt của giàn khoan HD-981 cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 120 hải lý. Hiện trạng vùng đặc quyền kinh tế của các bên ở biển Đông Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quy

Lời thề mang hồn nước

Image
Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta". Đại tướng Lê Đức Anh ở đảo Trường Sa, ngày 7/5/1988 Sau khi Trung Quốc chiếm đóng 6 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là sự kiện ngày 14/3/1988 tại khu vực các bãi Gạc Ma – Len Đao, Cô Lin, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đầu đoàn công tác đi thị sát Trường Sa. Ngày 7/5/1988, tại lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/1988) ở đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh có bài phát biểu quan trọng. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu. "Cùng với các lực lượng, các đơn vị trong Quân chủng Hải quân nhân dân, hôm nay, Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ c

Cháu cùng bà ôn chuyện Điện Biên

Image
Chủ nhật, trời hanh nắng sau nhiều ngày mưa rả rích, bà mang bộ quân phục cũ ra phơi. Mình biết ngay là bà đang chuẩn bị cho ngày họp mặt các chiến sỹ Điện Biên Phủ. Buổi tối bà ngồi cặm cụi kiểm tra từng cái nút áo. Bộ quân phục này rất quen thuộc với bà, dù bà có mấy bộ quân phục mới nhưng bà chỉ thích mặc bộ quân phục này vì bà bảo đây là áo bộ đội Cụ Hồ, bà đã mặc từ ngày còn trẻ, đến khi về nghỉ hưu bà vẫn giữ và mặc cho đến tận bây giờ. Trong giọng nói của bà có sự trìu mến và ấm áp khi nhắc đến áo bộ đội Cụ Hồ. Tay của bà nhăn nheo vuốt từng nếp áo nếp quần đã bạc màu. Bà sờ vuốt từng đường chỉ, từng cái cúc áo, vừa làm bà vừa nói chuyện như với một người bạn già vẫn hay cùng bà trò chuyện bên hè. Mình nói bà để cháu là cho phẳng thì bà bảo để bà kiểm tra xem đường chỉ có bị mục không rồi bà mang bộ huân huy chương ra đeo vào áo. Mình chẳng biết cái nào với cái nào vì thấy cứ vuông vuông tròn tròn giống nhau. Bà chỉ đây là huy hiệu chiến sỹ Điện Biên, đây là huy hiệu 50 năm tuổ

Trường Sa tháng 4/2014 - 6. Đảo Sơn Ca

Image
 Phía Tây Bắc đảo Sơn Ca có một doi cát - ảnh chụp tháng 5/2013 Doi cát Tây Bắc đảo Sơn Ca   Lần này trở lại, không thấy doi cát đó nữa  Chỉ thấy dấu vết đường xe chạy ra doi cát  Năm ngoái, cầu cảng ở gần cổng chào đảo Sơn Ca. Nay, cầu cảng ở xa phía ngoài  Doi cát đã được chuyển về để mở rộng đảo Sơn Ca   Hải đăng Sơn Ca tháng 5/2013  Bây giờ, gần hải đăng xuất hiện một ngôi chùa  Tháng sau, chùa đảo Sơn Ca sẽ được khánh thành, cũng với chùa đảo Nam Yết và chùa đảo Phan Vinh  Một góc đảo Sơn Ca, tháng 4/2014

Trường Sa 2014 - 5. Đảo Ba Binh và bãi Bàn Than

Image
Đảo Ba Bình trong cụm đảo Nam Yết Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, bị Đài Loan chiếm đóng từ năm 1956 Gần đây, theo tin nước ngoài, Đài Loan đang mở rộng cầu cảng ở đảo Ba Binh http://www.janes.com/article/37245/taiwan-holds-biggest-spratly-islands-drill-in-15-years      Cầu cảng đảo Ba Bình năm 2012  Khu vực cầu cảng Ba Bình tháng 4/2014  Khu vực đang thi công kè chắn sóng ở Tây Nam đảo Ba Bình  Đảo Ba Bình và bãi Bàn Than, nhìn từ đảo Sơn Ca Đài Loan từng nhiều lần cắm cờ, dựng chòi canh trên bãi Bàn Than, nhưng đều bị ta phá. Theo chỉ huy đảo Sơn Ca, từ đầu năm 2014 đến nay đã hai lần xuồng CQ của đảo Sơn Ca phải đi xử lý việc đối phương lên bãi Bàn Than cắm cờ. Ảnh: cồn cát ở bãi Bàn Than, tháng 4/2014

Trường Sa tháng 4/2014 - 4. Mở rộng để Sinh Tồn

Image
Có mấy bạn thấy cảnh Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma, nói sao ta không xây dựng Cô Lin to như Gạc Ma.  Cũng nên sửa sang đảo Cô Lin, đảo Len Đao cho rộng rãi hơn, nhưng không cần, không nên xây Cô Lin to như Gạc Ma. Vì gần đó đã có đảo nổi Sinh Tồn, xã Sinh Tồn của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.     Đảo Sinh Tồn nhìn từ phía Đông, tháng 4/2014 Một công trình lớn đang được triển khai thi công Đảo Sinh Tồn, nhìn từ phía Nam Âu tàu lớn cỡ gấp đôi âu tàu đảo Song Tử Tây, có thể cho tàu hơn nghìn tấn vào đang được xây dựng - ảnh bờ kè đang được xây dựng, phía Đông của âu tàu Vệt xanh thẫm là lòng âu tàu đang được nạo vét, công việc nạo vét thường làm vào ban đêm, khi thủy triều xuống, nước cạn Thi công bờ kè phía Tây Bờ kè phía Tây Dầm nước, đội nắng, chịu vất vả cho Sinh Tồn thêm rộng, thêm vững chắc, cho Tổ quốc sinh tồn http://thiemthu62.blogspot.com/2013/12/truong-sa-qua-tung-buc-anh-bai-5-ao.html