Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m Ảnh chụp từ tàu, ở giữa đảo Sinh Tồn và đảo Cô Lin, từ trái qua: Tàu Trung Quốc, tàu hải quân Việt Nam, 3 tàu Trung Quốc, tàu cá Việt Nam, đảo Gạc Ma của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng Đảo Cô Lin, phía xa là đảo Gạc Ma Toàn cảnh đảo Gạc Ma Phía Đông đảo Gạc Ma Phía Tây đảo Gạc Ma, khối màu trắng bên phải là căn cứ Gạc Ma, Trung Quốc đã xây dựng sau ngày 14/3/1988 Hai tàu chiến mang số hiệu 528 và 935 của Trung Quốc Một tàu vận tải của Trung Quốc Tàu chiến 528 của Trung Quốc Tàu Vạn Hoa 740 của Việt Nam Tàu Vạn Hoa 740 giữa bầy sói Trạm trộn bê tông tươi trên đảo Gạc Ma Các xe máy công trình của Trung Qu
1. Một thời gian dài, bao người tin câu chuyện bịa về việc ông Lý Quang Diệu từng mơ ước "làng chài nghèo" Singapore sẽ được như "hòn ngọc Viễn Đông" Sài Gòn. Đến khi anh Thăng cũng nói Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông từng là trung tâm phát triển nhất Đông Nam Á thì mọi sự bị bóc mẽ. Cảm ơn anh Thăng! 2. Bây giờ, nhân chuyện Nhà vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan mất, lại có người dựng chuyện Nhà vua từng mong Băng Cốc được như Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông. Tiện thể, họ lại kể rằng sau 1975 Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Thái Lan, nói với Thủ tướng Thái Lan rằng Việt Nam tự hào thắng hai đế quốc to, Thủ tướng Thái đáp lại, chúng tôi tự hào không phải đánh thắng đế quốc nào mà vẫn giành được độc lập. Đây là chuyện tạo dựng như câu chuyện trên về mơ ước của ông Lý Quang Diệu, hẳn là thế. Thái Lan giành lại độc lập từ đế quốc nào nhỉ? Tuy nhiên, trong câu chuyện này cũng có ý hơi đúng, đó là Thái Lan không phải đánh thắng đế quốc nào. Nói đúng là thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đế
Lâu nay, Trung Quốc luôn chống quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông, không chấp nhận đàm phán đa phương, chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Lập trường này của Trung Quốc nhằm phục vụ những lợi ích, mưu đồ của họ, nên không được Việt Nam và nhiều nước khác chấp nhận. Thế nhưng tại Việt Nam, một số người, kể cả một số bài viết trên vài tờ báo lại có hướng cho rằng các vấn đề, sự kiện ở Biển Đông, ở Trường Sa chỉ là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc. Cách nhìn ấy sẽ dẫn đến những luận giải, phản ứng chưa chuẩn xác. Treo ý chính đã, rảnh viết tiếp
Comments
Post a Comment