Posts

Showing posts from July, 2016

Trần Bá Toàn ơi, đồng đội ơi!

Image
         Bức ảnh này được chụp ở núi Non Nước, Đà Nẵng giữa tháng 10/1984, người thanh niên ngồi bên trái là Trần Bá Toàn. Đây là bức ảnh chụp cuối cùng của Trung úy Trần Bá Toàn, sinh ngày 14/2/1962, mất ngày 1/2/1985 tại chiến trường Campuchia. Toàn là học sinh lớp chuyên Toán trường THPT Ngô Sĩ Liên tỉnh Hà Bắc (Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay) khóa 1976 – 1979, học viên lớp Công sự khóa 14 Học viện Kỹ thuật Quân sự (10/1979 – 10/1984). Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, Toàn và tôi cùng rất nhiều bạn học khác được cử sang Campuchia. “Đường/ Nắng ngập bụi đất/ Mưa ngập bùn lầy/ Ẩn khuất những quả mìn lạnh ngắt/ Người lính tình nguyện/ Gạt bùn đất mà đi/ Gỡ mìn mà tiến/ Bao chiếc xe dính mìn bốc cháy/ Bao bàn chân bạn tôi gửi lại…” Đó là một đoạn trong bài thơ “Những nẻo đường chiến tranh” của Trần Văn Thịnh, bạn học cùng lớp đại học của tôi, cùng sang chiến trường Campuchia. Không chỉ một bàn chân hay một cánh tay, Trần Bá Toàn đã gửi lại cả sự sống của anh bên xứ Chùa Thá

Phán quyết của PCA và hệ lụy với Việt Nam

Image
         Lợi rõ ràng: Tòa Trọng tài (PCA) t uyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có chủ quyền lịch sử" tại Biển Đông. Chỉ có vậy! Phán quyết về những nội dung khác, dù bất lợi cho Trung Quốc nhưng không hẳn có lợi cho Việt Nam , có nội dung hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam . Một số nội dung phán quyết cũng không hoàn toàn có lợi cho Philippines .    Đối với 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, PCA tuyên rằng Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập và Gaven là các cấu trúc nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao (đá), có lãnh hải 12 hải lý, còn Xu Bi, Tư Nghĩa, Vành Khăn là các cấu trúc chìm khi thủy triều lên (bãi, không có 12 hải lý lãnh hải, chỉ có 500m vùng an toàn. Việc PCA tuyên rằng 7 đảo nhân tạo này không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa không có nhiều ý nghĩa, vì đó là điều hiển nhiên, chiếu theo Công ước quốc tế về luật biển (Công ước). Tuy nhiên, phán quyết rằng một

Tóm tắt THÔNG CÁO BÁO CHÍ của Toà Trọng tài Biển Đông - PCA Biển Đông

      L a Hay, 12 tháng 7 năm 2016 Toà Trọng tài ban hành phán quyết Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Phi lip pin es và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành. Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Phi lip pin es cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện. Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng

Tên đảo ở Trường Sa: Kỳ 2 – Tên đảo phải là tên Việt Nam

Image
Việt Nam tuyên bố có chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhưng hiện nay tên gọi bằng tiếng Việt của nhiều thực thể địa lý ở Trường Sa không có nghĩa trong tiếng Việt, một số trường hợp gần như là tiếng Anh. “Trên đảo có cây cối xanh tốt, có nhiều chim sơn ca sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca”. Có khá nhiều bài báo, kể cả một số tài liệu tuyên truyền biển đảo lý giải như vậy về tên đảo Sơn Ca. Thật là hài hước. Đảo có diện tích tự nhiên chỉ khoảng 5ha, rất ít cây xanh (bây giờ có nhiều rồi, do bộ đội ta trồng), cách đất liền 330 hải lý, làm gì có con chim sơn ca nào ra sống ở đó. Thực ra, Sơn Ca có nguồn gốc từ tên đảo bằng tiếng Anh – Sand Cay. “Khi xưa, biển Đông quanh năm nổi sóng gió. Trời thương những con tàu bé nhỏ nên sai một nàng tiên bay đến giữa biển. Có nàng tiên ở đó, giông gió cũng thôi thét gào, trời biển cũng hiền hòa hơn. Nơi nàng tiên bay xuống, hình thành một bãi cạn, người ta gọi là bãi Tiên Nữ”. Đó là một cách lý giải về tên gọi đá Tiên Nữ, tương tự

Tên đảo ở Trường Sa: Kỳ 1 – Viết sao cho đúng?

Image
Trong nhiều bài báo và cả một số văn bản về Trường Sa, đảo Trường Sa thường được viết là đảo Trường Sa Lớn. Đó là điều rất không nên.  Tên chính thức của đảo là Trường Sa. Ngày 29/4/1975, Hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Trường Sa, không giải phóng đảo Trường Sa lớn. Cách gọi đảo Trường Sa lớn có từ khi nào? Chắc chắn có từ sau ngày 4/4/1978, khi quân ta ra đóng giữ đảo Đá Giữa. Sau đó, đảo Đá Giữa được chính thức đổi tên thành đảo Trường Sa Đông. Từ khi có Trường Sa Đông, bắt đầu xuất hiện việc gọi đảo Trường Sa là đảo Trường Sa lớn. Theo anh em hải quân, gọi như vậy là để tránh nhầm lẫn giữa hai đảo, Trường Sa lớn và Trường Sa Đông. Tuy nhiên, ta vẫn gọi đảo Sinh Tồn (không thêm “lớn”), có sợ nhầm lẫn với đảo Sinh Tồn Đông đâu. Vậy nên viết là đảo Trường Sa hay là đảo Trường Sa Lớn? Có nhiều ý kiến rằng, gọi cách nào cũng được. Lại có những bạn nói, phải gọi là Trường Sa Lớn. Việc tên đảo lúc thì được viết là Trường Sa, lúc thì được viết là Trường Sa Lớn trên báo chí, văn bả

Không có chuyện “giành lại Len Đao”

Image
Không có chuyện “chiếm lại Len Đao”, không có chuyện “không quân Việt Nam xuất kích giành lại Len Đao”, bởi vì từ khi cắm cờ lên đá Len Đao vào sáng sớm ngày 14/3/1988, quân ta chưa bao giờ để mất nơi này. Ngày 11/3/1988, tàu HQ-605 hoàn thành chuyến tiếp vận cho các đảo chìm vừa được quân ta đóng giữ là Tốc Tan, Núi Le…, trên đường về Cam Ranh đã đến đảo Đá Đông. Nước ngọt, lương thực thực phẩm đã chuyển hết cho các đảo, tàu chỉ giữ lại lượng rất ít, đủ dùng cho mấy ngày hành quân về bờ. Bất ngờ, Đại úy Lê Lệnh Sơn, thuyền trưởng tàu HQ-605 nhận được mật lệnh của Phó đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, phải cấp tốc đóng giữ đảo Len Đao vào sáng sớm ngày 14/3/1988. Tàu HQ-605 đã khẩn trương thực hiện mệnh lệnh, cắm được quốc kỳ Việt Nam trên bãi đá Len Đao vào sáng sớm ngày 14/3/1988. Mặc dù sau đó tàu HQ-605 bị các tàu Trung Quốc bắn cháy rồi chìm, trung úy thuyền phó Phan Hữu Doan và trung sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh, sĩ quan chiến sĩ của tàu vẫn

Đừng té nước theo mưa!

Nếu thực sự có thái độ làm việc khoa học, thực sự vì môi trường, các nhà khoa học đừng té nước theo mưa, đừng đổ riệt cho duy nhất một thủ phạm , cần xác định: san hô ở ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị chết từ khi nào, bao nhiêu diện tích mới chết vài tháng nay, bao nhiêu diện tích đã chết từ trước, bị chết do các nguyên nhân nào. Không chỉ ra được mọi thủ phạm làm san hô chết, để từ đó có biện pháp ngăn ngừa thích hợp, san hô sẽ tiếp tục chết, hàng trăm năm nữa cũng không phục hồi được, đừng nói là vài chục năm nữa.   Theo tài liệu của Viện Hải dương học, độ phủ của san hô sống ở vịnh Nha Trang năm 1994 là 52%, hiện nay chỉ còn 20%. Các mối đe dọa sự sống của rạn san hô là: Khai thác quá mức sinh vật rạn bằng mọi công cụ, biện pháp; Đánh bắt hủy diệt (bằng chất nổ, bằng hợp chất cyanua và một số chất độc khác); Lắng đọng trầm tích; Ưu dưỡng của nước biển dẫn đến hiện trượng tảo nở hoa hoặc bùng nổ độ phủ của rong biển trên rạn san hô; Phá hủy rạn d