Bốn cây di sản Việt Nam ở Trường Sa
Những cây di sản rợp bóng trên các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn như những chứng nhân xanh cho sự hiện diện, làm chủ từ lâu nay của người Việt ở quần đảo Trường Sa.
Tháng 8/2014, Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) đã công nhận 4 cây ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) là cây di sản Việt Nam, đó là một cây phong ba trên đảo Song Tử Tây, hai cây mù u trên đảo Sơn Ca và đảo Sinh Tồn, cây bàng vuông 8 nhánh trên đảo Nam Yết. Theo GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam, những cây này đều có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nguồn gen và cảnh quan môi trường.
Cây phong ba ở sau Sở chỉ huy đảo Song Tử Tây là cây lớn nhất trong hàng chục cây phong ba ở đây
Thầy giáo Lê Xuân Quyết, trường TH Song Tử Tây và các em học sinh bên cây phong ba di sản Việt Nam
Các chiến sĩ cùng nhau đọc sách, đọc thư nhà dưới bóng mát cây phong ba
Cây bàng vuông cổ thụ ở trung tâm đảo Nam Yết có tới 8 nhánh
Khách đến thăm đảo Nam Yết đều thích chụp ảnh kỷ niệm với lính đảo dưới gốc cây bàng vuông 8 nhánh
Thi gói bánh chưng bằng lá bàng vuông, dưới tán cây bàng vuông 8 nhánh
Trong khi phong ba và bàng vuông thuộc những loài cây đặc hữu của Trường Sa, cây mù u là loài cây đặc trưng của vùng Nam Bộ nhưng cũng có nhiều trên các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… Không rõ mù u được trồng ở các đảo này từ khi nào, nhưng qua chu vi thân cây và diện tích tán cây có thể thấy rằng, nhiều cây mù u có tuổi đã khá cao.
Cây mù u ở công viên thanh niên đảo Sơn Ca là cây mù mu nổi tiếng nhất Trường Sa
Cây mù u này có nhiều nhánh tỏa đều ra các phía, che mát phân nửa công viên thanh niên đảo Sơn Ca
Cây mù u di sản Việt Nam ở đảo Sinh Tồn tỏa bóng mát ngay trước Sở chỉ huy đảo
Gốc cây mù u là nơi lý tưởng để quân, dân đảo Sinh Tồn ngồi trò chuyện, thưởng trà
Chào cờ dưới bóng mù u
Comments
Post a Comment