Những cái gai ở Trường Sa
Hiện nay, từ các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn có thể thấy bằng mắt thường những công trình trên đảo Ba Bình và một số bãi đá san hô ở quần đảo Trường Sa bị Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, cách đảo Sơn Ca gần 7 hải lý về phía Tây, cách đảo Nam Yết khoảng 11 hải lý về phía Bắc. Đài Loan (Trung Quốc) chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình từ năm 1956.
Cụm đảo Nam Yết ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, với các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Ba Bình
Đảo Ba Bình, nhìn từ đảo Sơn Ca
Bãi đá Ga Ven ở cách đảo Nam Yết hải lý khoảng 9 hải lý về phía Tây – Tây Bắc, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tháng 2/1988. Từ năm 2014, Trung Quốc đào xúc san hô, bồi đắp đá Ga Ven thành một đảo nhân tạo và xây dựng trên đó nhiều công trình cao, có thể nhìn thấy từ đảo Nam Yết bằng mắt thường.
Đá Ga Ven, ảnh chụp từ đảo Nam Yết
Đá Tư Nghĩa (Huy Ghơ) ở cách đảo Sinh Tồn 12 hải lý về phía Đông, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ngày 28/2/1988. Đá Gạc Ma ở cách đảo Sinh Tồn 11 hải lý về phía Nam – Tây Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ngày 14/3/1988. Cũng như đá Ga Ven, từ năm 2014 Trung Quốc xây dựng đá Tư Nghĩa và đá Gạc Ma thành đảo nhân tạo, với những công trình có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ đảo Sinh Tồn.
Cụm rạn san hô Sinh Tồn, trong đó có bãi Tư Nghĩa và bãi Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Thềm san hô đảo Sinh Tồn và đá Tư Nghĩa
Đá Tư Nghĩa, nhìn qua cánh trái âu tàu đảo Sinh Tồn
Đá Gạc Ma, nhìn từ trường tiểu học Sinh Tồn
Một tàu cá Việt Nam gần đá Tư Nghĩa
Comments
Post a Comment