Posts

Showing posts from March, 2017

30/3, ngày truyền thống đảo mang tên Anh hùng Phan Vinh

Image
Rạn san hô Phan Vinh Đảo Phan Vinh thuộc cụm đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 08 0 58’ Bắc, kinh độ 113 0 41’ Đông, ở đầu Đông Bắc rạn san hô Phan Vinh (Pearson Reef) dài khoảng 5 hải lý, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Có hình dạng tự nhiên gần tròn, đường kính chỉ hơn 50m, đảo Phan Vinh là đảo nhỏ nhất trong 9 đảo nổi ở quần đảo Trường Sa có Hải quân Việt Nam đóng giữ. Tuy nhỏ bé, nhưng đảo Phan Vinh có vị trí chiến lược quan trọng, ở giữa quần đảo Trường Sa, gần như cách đều 3 bãi cạn đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng đảo nhân tạo trái phép là đá Gạc Ma, đá Chữ Thập và đá Châu Viên, với khoảng cách trên 50 hải lý. Đảo Phan Vinh tháng 5/1988 - ảnh Nguyễn Viết Thái Trước năm 1978, đảo Phan Vinh có tên là Hòn Sập. Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn (cồn san hô Lan Can, theo tiếng Anh là Lankiam Cay), Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu

Không có chuyện ta phải giành lại Len Đao!

Image
Không có chuyện giành lại Len Đao!             Tôi đã đôi ba lần viết điều này trên blog, trên facebook, trên báo Tiền Phong. Nhưng hôm nay, lại đọc một bài báo có nội dung “giành lại Len Đao”, buộc lòng phải trở lại chuyện này. Đại tá Dân cắm lại cờ trên Len Đao ngày 22/4/1988 (do thủy triều lên, dòng chảy làm trôi cờ ta đã cắm) - ảnh tư liệu của Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt  Nam Đại tá Nguyễn Văn Dân, trong chiến dịch CQ-88 là Trung tá, Phó tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, chỉ huy trưởng Khu vực 2 Sinh Tồn (trong đó có Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin)   khẳng định, ta cắm cờ và giữ Len Đao từ ngày 14/3/1988, không để mất đá Len Đao nên không có chuyện "giành lại Len Đao". Đại tá Nguyễn Văn Dân đã ở đá Len Đao từ chiều ngày 14/3/1988, cùng tàu HQ-614. Trong mấy tháng sau sự kiện 14/3/1988, ta giữ Len Đao bằng sự hiện diện của tàu HQ-614 và một số tàu khác, chưa làm nhà cao chân trên đó được vì Trung Quốc cản phá. Có chuyện một đơn vị bí mật đưa vật liệu lên làm nhà ở L

Những kẻ khốn nạn!

Hôm rồi, có người bình luận trong bài viết về Trường Sa trên facebook của một người anh, rằng Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Bị chỉnh lại, anh kia bảo vệ ý kiến “Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ Biển Đông” bằng cách nói rằng, đã được đi thăm Trường Sa, đã được cung cấp thông tin rất chính xác và đầy đủ. Bực mình đập lại, ông đã ra Trường Sa, tức là đã ở trên những hòn đảo ở Trường Sa không bị Trung Quốc kiểm soát, mà nói Trung Quốc kiểm soát toàn ḅộ Biển Đông, thật lạ. Chưa ̣́̀̀kể, ông quên những đảo như Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc…, quên khu vực khai thác dầu khí và khu Nhà giàn DK1 chăng? Vụ “đi thăm Trường Sa, được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, do đó biết rằng Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ Biển Đông” là minh chứng rõ ràng điều tôi đã nói: Khách đi thăm Trường Sa không được cung cấp thông tin chính thống có hệ thống về Trường Sa, nên khi đi thăm Trường Sa dễ ở tình trạng như thầy bói xem voi

16/3, ngày truyền thống đảo Đá Nam

Image
Đá Nam, nhìn từ hải đăng đảo Song Tử Tây Bãi san hô Đá Nam thuộc cụm đảo Song Tử Tây của quần đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 11 0 30’ Bắc, kinh độ114 0 21’ Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 3 hải lý về phía Tây Nam . Rạn san hô Đá Nam có dạng gần giống hình elip, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 2 hải lý, rộng khoảng 1,5 hải lý, khi thủy triều thấp có nhiều đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Phía Đông Nam của Đá Nam có một hồ nhỏ, độ sâu hồ từ 3m đến 15m. Xây nhà lâu bền trên Đá Nam, năm 1989 - ảnh tư liệu           Nằm ở phần Bắc quần đảo Trường Sa, nơi từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua, mỗi năm đảo Đá Nam có 130 ngày chịu gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Có thể nói, Đá Nam chính là nơi hứng chịu nhiều gió bão nhất trong các đảo, đá có Hải quân Việt Nam đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Đá Nam, đảo Song Tử Tây, đảo Song Tử Đông (đang bị Philippines chiếm đóng) tháng 12/2016            Trong Chiến dịch CQ-88, ngày 16/3/1988, một phân đội của Lữ đoàn

Hôm nay, ngày truyền thống đảo Sinh Tồn Đông và đảo Đá Thị

Image
Bia chủ quyền đảo Sinh Tồn Đông - ảnh Đại Điền Đảo Sinh Tồn Đông (Đá Nhám) thuộc cụm đảo Sinh Tồn, ở vĩ độ 09 0 54’09’’ Bắc, kinh độ 114 0 35’51’’ Đông, cách đảo Sinh Tồn 14 hải lý về phía Đông, cách Cam Ranh 343 hải lý về phía Đông Đông Nam. Chỉ cách  đảo Sinh Tồn Đông 4 hải lý về phía Tây Bắc là đá Tư Nghĩa (Huy Ghơ ) đang bị Trung Quốc chiếm đóng, cách đảo Sinh Tồn Đông 8 hải lý về phía Đông Bắc là đá Ba Đầu cũng thường xuyên bị Trung Quốc dòm ngó.     Xây dựng công trình lâu bền trên đảo Sinh Tồn Đông, năm 1980    - ảnh tư liệu Đảo nằm theo hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, dài khoảng 200m, rộng 40m, cao khoảng 2,5m – 3m khi thủy triều xuống thấp nhất. Hai đầu đảo có bãi cát di chuyển theo mùa, bãi cát ở đầu Bắc đảo dài hơn bãi cát ở đầu Nam . Nền san hô quanh đảo kéo dài từ chân đảo ra khoảng 300m – 400m, nhô cao hơn mặt nước 0,5m-0,6m khi thủy triều thấp nhất.              Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến ph

Chỉ là bóp méo lịch sử

Một số vị đòi đưa "trận đánh Gạc Ma" vào SGK lịch sử, rằng không đưa thì mất lịch sử. Quanh đi quẩn lại, các vị chỉ nhắc mỗi Gạc Ma, chỉ biết mỗi cái tên Gạc Ma.  Điều cần đưa vào SGK là sự tranh chấp chủ quyền giữa “6 bên 5 nước” đối với Trường Sa, là làm sao để học sinh hiểu rằng tranh chấp ở Biển Đông, ở Trường Sa là vấn đề quốc tế đa phương, sâu xa, có sự can dự của nhiều “ông lớn” ở ngoài khu vực, chứ không phải chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc. Chỉ nhắc đến "hải chiến Gạc Ma", chỉ đòi đưa mỗi Gạc Ma vào SGK, thứ các vị muốn học sinh được học không phải là lịch sử, chỉ là sự bóp méo lịch sử mà thôi.

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch Chủ quyền 1988 Bài 2: Những người dũng cảm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc

Image
Ngày 14/3/1988, hàng trăm viên đạn pháo đã bắn vào những con tàu, những người lính Hải quân Việt Nam ở đá Gạc Ma, đá Len Đao và đá Cô Lin, làm 64 người hy sinh. Những người lính Việt Nam gan dạ, anh dũng đã bảo vệ được đá Len Đao và đá Cô Lin, quân Trung Quốc chỉ chiếm được đá Gạc Ma. Anh hùng Vũ Huy Lễ và sĩ quan, thủy thủ tàu HQ-505, tháng 4/1988 - ảnh Nguyễn Viết Thái Ngày bi tráng 14/3/1988 Đá Gạc Ma, đá Cô Lin và đá Len Đao đều thuộc cụm đảo Sinh Tồn, đá Gạc Ma cách đảo Sinh Tồn 11 hải lý về phía Tây Nam, cách đá Cô Lin gần 4 hải lý và cách đá Len Đao 7 hải lý. Tàu HQ-604 và tàu HQ-505 tới cạnh đá Gạc Ma và đá Cô Lin vào chiều tối ngày 13/3/1988, cùng thời gian tàu HQ-605 cũng tới đá Len Đao. Chỉ ít phút sau, hai tàu chiến Trung Quốc từ đá Tư Nghĩa chạy tới áp sát tàu ta và dùng loa gọi sang, đòi tàu ta rời đi... Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh, tổ chức đóng giữ bãi Gạc Ma ngay trong đêm 13/3/1988. Di ảnh Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương Theo sách Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch Chủ quyền 1988 Bài 1: Củng cố thế đứng ở Trường Sa

Image
Nói về ngày 14/3/1988, cần nêu đầy đủ các diễn biến ở đá Gạc Ma, đá Len Đao và đá Cô Lin, đặt trong tổng thể Chiến dịch Chủ quyền 1988. Đó là điều cần làm nếu thực sự kính phục, tri ân với những người đã dũng cảm, kiên quyết, hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.       Cố Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương thăm bộ đội đang xây dựng đảo chìm Tiên Nữ, tháng 5/1988 – ảnh Nguyễn Viết Thái Trước năm 1978, Hải quân Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa. Đầu năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đá An Nhơn (cồn san hô Lan Can), Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Trước tình hình này, Hải quân Việt Nam tổ chức đóng giữ tất cả các đảo nổi còn chưa có lực lượng nào đóng giữ ở quần đảo Trường Sa, là các đảo An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978) và Trường Sa Đông (4/4/1978). Cũng trong tháng 4/1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ bãi Thuyề

HÔM NAY, NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐẢO AN BANG

Image
Đảo An Bang (Amboyna Cay) thuộc cụm đảo An Bang (cụm Thám Hiểm) ở vĩ độ 07 0 52’00’’ Bắc, kinh độ 112 0 54’30’’ Đông, là đảo ở thấp nhất về phía Nam trong số 21 đảo có Hải quân Việt Nam đóng giữ ở quần đảo Trường Sa (mũi Cà Mau, cực Nam đất liền Việt Nam ở vĩ độ 8 0 30’ Bắc, cao hơn đảo An Bang khoảng 0 0 40’). Đảo dài khoảng 220m, chỗ rộng nhất khoảng 100m, diện tích khoảng 16.000m2, nằm theo hướng Bắc – Nam trên một rạn san hô hình nấm. Bờ Tây đảo là một dải cát hẹp, bờ Nam có bãi cát xê dịch theo mùa, từ tháng 4 đến tháng 7 được bồi thành bãi cát dài, từ tháng 8 bãi cát này dịch sang bờ phía Đông. Nền san hô quanh đảo rất hẹp, cách xa đảo chưa đầy 1 hải lý, đáy biển đã sâu hàng ngàn mét. Hầu như quanh năm ở đảo An Bang có sóng lớn, ngay cả trong mùa thời tiết thuận lợi nhất, việc lên đảo An Bang vẫn rất khó khăn, khó nhất trong các đảo ở quần đảo Trường Sa.    Đảo An Bang tháng 4/1979 - ảnh tư liệu           Năm 1963, chính quyền Sài

HÔM NAY, CHẴN 30 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐẢO THUYỀN CHÀI

Image
  Trong ảnh là điểm C đảo Thuyền Chài, trước kia là điểm A đảo Thuyền Chài, với chiếc pông tông đã hiện diện từ 30 năm trước.  Sáng ngày 5/3/1987, tàu HQ 961 (Lữ đoàn 125 Hải quân) kéo pông tông số 01 lên đây. Một đơn vị của Lữ đoàn 146 đóng quân trên pông tông này cho đến khi một nhà cao chân được lắp đặt hoàn chỉnh cạnh đó, vài tháng sau. Đá Thuyền Chài là bãi đá san hô đầu tiên trong số 12 bãi đá san hô (đảo chìm) được Hải quân Việt Nam đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Đảo chìm Thuyền Chài là một rạn san hô (Đá Thuyền Chài, Barque Canada Reef) thuộc cụm đảo An Bang của quần đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 08 010’ Bắc, kinh độ 113 018’ Đông, cách đảo An Bang khoảng 27 hải lý về phía Đông Bắc, cách đảo Trường Sa khoảng 87 hải lý về phía Đông Đông Nam. Đây là một trong những rạn san hô dài nhất ở quần đảo Trường Sa, chạy dài khoảng 17 hải lý theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.  Đá Thuyền Chài có hình dạng một chiếc thuyền đánh cá, hai đầu nhỏ, ở giữa phình to, nơi rộng nhất khoảng 3 hải lý, bên tr