30/3, ngày truyền thống đảo mang tên Anh hùng Phan Vinh

Rạn san hô Phan Vinh
Đảo Phan Vinh thuộc cụm đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 08058’ Bắc, kinh độ 113041’ Đông, ở đầu Đông Bắc rạn san hô Phan Vinh (Pearson Reef) dài khoảng 5 hải lý, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Có hình dạng tự nhiên gần tròn, đường kính chỉ hơn 50m, đảo Phan Vinh là đảo nhỏ nhất trong 9 đảo nổi ở quần đảo Trường Sa có Hải quân Việt Nam đóng giữ. Tuy nhỏ bé, nhưng đảo Phan Vinh có vị trí chiến lược quan trọng, ở giữa quần đảo Trường Sa, gần như cách đều 3 bãi cạn đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng đảo nhân tạo trái phép là đá Gạc Ma, đá Chữ Thập và đá Châu Viên, với khoảng cách trên 50 hải lý.
Đảo Phan Vinh tháng 5/1988 - ảnh Nguyễn Viết Thái

Trước năm 1978, đảo Phan Vinh có tên là Hòn Sập. Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn (cồn san hô Lan Can, theo tiếng Anh là Lankiam Cay), Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân quyết định, phải nhanh chóng đóng giữ các đảo An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Hòn Sập, Trường Sa Đông (Đá Giữa, 4/4/1978). Ngày 30/3/1978, một phân đội của trung đoàn 146, Vùng 4 Hải quân có Trung đoàn trưởng Cao Ánh Đăng đi cùng trên tàu 680 thuộc Đoàn 128 đã ra đóng giữ đảo Hòn Sập. Ngày 7/5/1978, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương và Chính ủy Hải quân Hoàng Trà ra đảo Hòn Sập kiểm tra. Tại đây, Tư lệnh Giáp Văn Cương đề nghị đổi tên đảo Hòn Sập thành đảo Phan Vinh, mang tên Anh hùng liệt sĩ, Trung úy Nguyễn Phan Vinh, thuyền trưởng của tàu 235 trong đoàn tàu không số, đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đảo Phan Vinh tháng 1/2011


So với các đảo nổi trên quần đảo Trường Sa, điều kiện sinh sống ở đảo Phan Vinh khó khăn hơn. Đảo nhỏ hẹp, chỉ có cát san hô trắng trơ trọi, không có nước ngọt, không có cây xanh, mỗi khi có dông gió lớn, sóng đánh bụi nước biển từ bên này sang bên kia đảo. Qua nhiều lần tôn tạo, đảo Phan Vinh đã được mở rộng hơn, các công trình trên đảo đã khá khang trang, có cả chùa Vinh Phúc. Bên cạnh điểm đảo nổi (Phan Vinh A), ta xây dựng thêm điểm đảo chìm Phan Vinh B, cách đảo Phan Vinh A gần 5 hải lý về phía Tây.   
 Đảo Phan Vinh B
Đảo Phan Vinh hiện nay, góc sẫm màu xanh cây cối phía Đông là phần đảo tự nhiên
ảnh vệ tinh Cụm B đảo Phan Vinh 

Comments

Popular posts from this blog

Trường Sa tháng 4/2014 - 1. Gạc Ma

Phải chửi một phát, không thể chỉ nói mát!

Nhìn hẹp, hiểu sai